Vì trái tim nhà vua
Phan_3
- Người chủ may mắn của những tấm biển kia là ai vậy cha? - Amélie hỏi.
- Một gã tư sản nhà giàu có vẻ ngoài như một tay chơi nghiệp dư. Trước đó cha chưa từng gặp anh ta trong bất cứ phòng bán nào. Cha chỉ biết anh ta là ai, sau khi cuộc đấu giá kết thúc thôi.
- Nếu cha gắn bó với bộ sưu tập đó quá như vậy, sao cha không gặp ông ta và đề nghị mua lại...
Ông Schunck ngắt lời cô:
- Điều mà cái ông tử tế ngồi bên phải cha tiết lộ cho cha biết đã khiến cha thôi ý định vận động theo hướng đó.
- Sao vậy cha?
- Khi cha vừa thắng được tấm biển cuối cùng, ông ngồi bên nghiêng vào tai cha để nói, và chúng ta đã có một cuộc chuyện trò thật kỳ lạ:
- A, thưa ông! Ít nhất có một tấm biển mà tên bạo chúa mới sẽ không sở hữu được!
- Ông muốn nói gì?
- Cái người đã thắng mười hai tấm biển kia chỉ là tay sai của vua Louis XVIII, - ông ta giải thích - Hoàng gia, vừa từ nơ trở về để nắm quyền, muốn chiếm lấy những di vật của dòng họ nhà mình.
- Ông không thấy là chính đáng khi một gia đình, nhất là hoàng gia, gắn bó với kỷ niệm về những người đã khuất sao?
- Chính đáng chứ! - Ông ta công nhận - Nhưng hôm nay tôi thấy vui vì, nhờ ông, họ đã không có được vật gì đó. Xin có lời khen ngợi!
- Cảm ơn, thưa ông!
Philippe-Henry uống nốt chỗ nước dùng còn lại đang nguội dần trong tô, trước khi nói tiếp:
- Không cần phải lưu ý con rằng con người ấy khiến cha đặt nhiều câu hỏi. Ăn mặc như một người nghèo khổ, râu tóc không được chăm sóc chu đáo, hơi thở nồng nặc mùi rượu. Tại sao ông ta có mặt ở đó? Từ khi bắt đầu đấu giá, ông ta bình luận tứ tung nhưng không đưa ra một giá nào cả.
Hai mắt dán chặt vào cha, Amélie hau háu chờ đợi phần tiếp của câu chuyện.
- Cha bèn tự giới thiệu, và ông ta cũng làm vậy...
- Tên tôi là Alexandre Pau de Saint-Martin. Nhưng người ta thường gọi tôi là Saint-Martin. Tôi là họa sĩ và từng theo phe cách mạng. Chắc ông hiểu rõ hơn tại sao tôi lại thích chí khi tài sản của ngai vàng bị phân tán đi... Sau Cách Mạng, tôi theo phe Bonaparte[6] và đã từng chiến đấu tại Montebello tháng Sáu năm 1800. Vâng, đúng vậy thưa ông! Trận đó tôi bị thương ở sườn... một cú lưỡi lê ác ôn làm tôi suýt chết và làm tôi yếu đi rất nhiều. Nhưng tôi vẫn còn vẽ được. Tạ ơn Chúa!
[6] Tức Napoléon Bonaparte - ND.
- Tôi nhận thấy ông chẳng đấu giá món nào được đưa ra cả. Ông không quan tâm à?
- Ôi chao, có chứ, tôi sẵn sàng mua hết mọi thứ! Tiếc thay, tôi lại không khá giả gì. Chỉ có sự hiếu kỳ thúc đẩy tôiây. Thật tội nghiệp khi thấy những vật đẹp đẽ như vậy bị bán đấu giá! Và toàn thể những bộ sưu tập đó từng được hình thành một cách kiên nhẫn, hôm nay lại bị phân tán đi! Với cái giá không đáng gì! Một mớ bạc vụn! Chắc ông không đoán ra được điều này, vì ngay thời điểm mở màn, một bức tranh do chính tay tôi sáng tác đã được mua với giá mười hai franc. Ông có biết không, thưa ông! Chỉ có mười hai franc, một bức phong cảnh tuyệt đẹp... Phần lớn những vật đó rất quen thuộc với tôi, vì tôi quen biết cái anh chàng Radel mà hôm nay người ta đang bán rẻ của cải này. Chúng tôi đã từng là bạn. Trước Cách Mạng, anh là kiến trúc sư, chuyên gia có tuyên thệ, phục vụ vua Louis XVI. Một người bảo hoàng sốt sắng, ông có thể tin tôi! Nhưng anh phải giấu thật kỹ suốt thời Cách Mạng, nếu không thì đầu lìa khỏi cổ! Rồi, trái với mọi mong chờ, anh lại trở thành người cách mạng sôi nổi. Nhưng tôi biết trong lòng dạ và lương tâm, anh vẫn trung thành với chính kiến của mình. Đó là lý do tại sao anh lại gắn bó với bộ sưu tập những tấm biển đồng này đến thế. Anh nói mỗi một tấm biển đã kiên nhẫn canh chừng trái tim ướp được giao cho nó mà nó bao che như một bàn tay bảo bọc... Năm 1793, anh được phong làm ủy viên của Ủy ban Công an, nhiệm vụ là cưỡng đoạt từ những nhà mồ, những di vật của vua chúa mà giáo hội Thiên Chúa lưu giữ từ rất nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ.
- Thưa cha, tại sao người ta lại ướp tim các vị vua và gia đình của họ?
- Để lưu giữ tính cách thiêng liêng của nó. Cha không thể nói với con thời điểm chính xác truyền thống này xuất hiện tại Pháp, theo cha biết thì có thể nó đã có từ thế kỷ thứ XIII.
- Cha ơi! - cô thốt lên - Cha hãy đọc những trang nằm gần cuối cuốn nhật ký của Marion này...
***
Thứ Tư ngày 28 tháng Tám năm 1715
Ngày thứ 19 căn bệnh của hoàng thượng.
Trong những vàng son, gương soi và pha lê của cung điện Versailles, hoàng thượng Louis XIV đang hấp hối.
Căn bệnh của ngcàng trầm trọng.
Cơn hấp hối kéo dài, nhưng cái kết đã gần kề.
Mỗi giờ trôi qua đều có thể là giờ chót.
Cả vương triều đang nín thở.
Trong triều, ở Paris, ở nông thôn, mọi người đang cầu nguyện cho ngài. Một số người hy vọng một cách ngây ngô vào một sự lành bệnh thần kỳ, những người khác, sáng suốt và chấp nhận hơn, đã trao linh hồn của ngài cho Chúa.
Sáng nay, ngài Blouin, chưởng quản lâu đài, đã đến gõ cửa gian hộ nhỏ mà tôi ở trong cánh nam. Qua gương mặt tái xanh và cặp mắt nhòe lệ của ông, tôi những tưởng điều xấu nhất đã đến.
Nhưng ông nói ngay:
- Thưa phu nhân, hoàng thượng muốn nói chuyện với bà. Xin bà vui lòng theo tôi.
Tôi xin ông cho phép tôi mấy phút rồi biến vào trong gian để quần áo, nhỏ một giọt chất cồn ngọt quý giá của mình lên mỗi cánh mũi. Đã từ lâu, nó bảo vệ giùm tôi cái mà tôi có được, dù mong manh nhất nhưng quý giá cực kỳ: “cái mũi” của tôi.
Tôi chế ra chất bả này khi mới mười ba tuổi rưỡi... Lúc đó tôi đang phục vụ phu nhân de Montespan. Trong số tất cả những sáng tạo của tôi, nó vẫn luôn là sản phẩm đẹp nhất.
Tôi giấu cái chai vào một trong những túi váy. Phòng trường hợp cuộc nói chuyện kéo dài.
Cách đây một hôm, tôi đã đến thăm Ngài Ngự, ngài đã không ra khỏi gi nhiều ngày rồi. Vết hoại thư đang gặm dần chân trái ngài. Từ đó toát ra một mùi hôi thối không thể chịu nổi. Đến mức các vị ngự y buộc phải công nhận là nó đã vào thời kỳ phân hủy.
Hôm đó tôi không dùng đến chất cồn ngọt của mình, nên tôi đã hối tiếc vô cùng. Không khí thật không thở nổi trong gian phòng ngủ lớn lộng lẫy. Đám gia nhân có đốt bao nhiêu viên thơm đi nữa cũng không làm sao át mùi được.
Như vậy, tôi đi theo ngài Blouin trong những hành lang, cầu thang dẫn đến biệt cung hoàng gia.
Sau cùng, chúng tôi đi qua một cánh cửa dành cho phục vụ được ngụy trang trong làn vải phủ tường, thẳng vào phần riêng tư nhất trong phòng ngủ của hoàng thượng. Phía bên kia cái lan can thếp vàng, trong không gian dành cho công chúng, những triều thần chen chúc nhau để chứng kiến giờ phút lâm chung của quốc vương.
Pháp là một vương quốc kỳ lạ ở đó các vì vua đều phải sinh ra và mất đi dưới sự chứng kiến của công chúng. Tôi thì thấy điều đó quá ác tâm. Không tế nhị. Nhưng người ta lại gọi đó là “triều nghi”. Và khi hoàng thượng phó linh hồn cho Chúa cũng là lúc được vây quanh bởi triều thần.
Tôi đã lén quan sát họ, những nhà quý tộc không rời khỏi đầu giường của hoàng thượng.
Họ đang rình một câu, một từ, có thể là cuối cùng, cái từ mà Lịch Sử sẽ ghi nhớ.
Họ canh chờ một tiếng thở dài, một tiếng rên, một tiếng kêu.
Họ nhíu mày trong lúc ấn mạnh cái khăn mùi soa có tẩm nước hoa lên mũi.
Họ rất muốn trốn chạy mùi hôi thối, nhưng họ vẫn đứng đó.
Họ chờ đợi>
Họ phô mình ra.
Trường hợp hoàng thượng được lành căn bệnh không thể chữa lành, họ muốn được nhà vua nhìn thấy.
Được là những người đầu tiên ngỏ lời chúc mừng về sự khôn khéo của ngài đã lừa được cả thần chết.
Nhưng, ngay khi cây nến đặt gần cửa sổ được thổi tắt, họ sẽ chạy ào ra khỏi phòng và la lớn: “Hoàng thượng băng hà, hoàng thượng muôn năm!”.
Họ sẽ vứt phắt đi những chiếc khăn mùi soa bằng đăng ten còn ướt nước mắt của họ.
Họ sẽ quên những ghê tởm của những ngày đã qua và sẽ phô diễn một nụ cười rạng rỡ, trong lúc hít đầy buồng phổi bầu không khí mới và nhẹ nhàng của chế độ mới.
Từ ngày tôi sống ở Versailles, tôi biết rõ những triều thần này. Tôi ghét họ...
Trái ngược với họ, tôi không cần bất cứ loại mùi soa nào để tự bảo vệ khỏi những thứ mùi. Tôi hoàn toàn chẳng ngửi thấy gì. Đó là nhờ chất cồn ngọt của tôi.
Trong một sự im lặng gần như cung kính, với sự kính trọng và nhân nghĩa, những sĩ quan hầu cận phòng và các vị lương y bận rộn xung quanh vị vua đang lịm dần.
- Cô lại gần đây, - ngài thì thào với tôi.
Chỉ bằng một động tác bàn tay gầy gò của ngài, mọi người đều tránh ra nhường lối cho tôi.>
Trong vòng hai ngày, căn bệnh của ngài đã tiến triển dữ dội, tôi nhìn thấy ngài xuống sắc rõ rệt. Mặt nạ thần chết đã phảng phất trên gương mặt gầy ốm của ngài. Thật là một cảnh tượng gây sầu não. Mắt tôi nhòe lệ. Tôi hiểu vì sao ngài Blouin trung thành cũng không thể ngăn được nước mắt của mình.
Ngài Ngự thấy ngay là sự buồn rầu tràn ngập lòng tôi.
- Công chúa của ta, - ngài nói với giọng tắt lịm, rất khó nghe - Ta rất vui được gặp cô. Ta muốn cảm ơn cô vì những năm tháng cô phục vụ ta, sau khi hoàng hậu qua đời. Cô đã phục vụ bà rất tốt. Bà ấy thương cô. Và, dành cho ta, cô đã tổng hợp những loại nước hoa tuyệt vời nhất mà ta từng dùng. Cảm ơn lòng trung thành và sự tận tụy của cô. Ta có lời tâm sự với cô, ta thấy cô cũng đẹp như cái ngày cô tròn mười tám tuổi. Không có gì thay đổi ở cô từ ngày ta sung sướng được biết cô. Ta đọc trong mắt cô tính độ lượng và sự quyết đoán cũng bằng như trong quá khứ. Sự quyết đoán đó phảng phất nỗi lo sợ khiến cô trở nên thật bí ẩn và nói lên sự nhạy cảm, sự mong manh của cô. Một con người đẹp đẽ, một tâm hồn đẹp đẽ, đó là cô đấy, Marion. Ta không thích nhìn cô khóc. Tại sao lại mủi lòng như thế? Chắc cô không tin là ta sống muôn năm phải không? Vua chúa cũng phải có ngày từ bỏ hết mọi phù hoa chứ. Cô có nghi ngờ điều đó không? Ta thì không bao giờ.
Từ buổi chiều một ngày tháng Bảy năm 1674, ngày mà ngài tặng cho tôi Phòng Hương Thơm, hoàng thượng gọi tôi là “công chúa của ta”, để ghi nhớ kỷ niệm với mẹ tôi mà ngài gọi là “hoàng hậu của ta”. Hai người đã từng chơi chung với nhau khi còn nhỏ. Tôi thậm chí còn tin rằng... Không, tôi chắc chắn điều đó... Mẹ Marie đã là mối tình thứ nhất của ngài.
Tôi nắm lấy chiếc mề đay mà bà để lại cho tôi, mà tôi đeo trên người cả ngày lẫn đêm. Hoàng thượng nhìn thấy động tác của tôi. Ngài biết chiếc mề đay này có ý nghĩa thế nào với tôi, cho nên ngài ráng nở nụ cười méo mó.
- Còn quá sớm để nghĩ đến việc rời khỏi cõi đời này, thưa Bệ hạ, - tôi đã trả lời với sự chắc chắn nhất có thể - Người ta nói với con là một lương y từ Marseille đang sắp đến Versailles. Ông ta đem cho ngài một loại thuốc nước sẽ chữa khỏi ngay cho ngài những căn bệnh mà ngài đang chịu.
- Hãy nghe ta nói, Marion. Trong tình cảnh của ta hiện nay, thuốc của ông người Marseille đó không cứu nổi ta đâu, dù nó tốt nhất thế giới. Đã trễ rồi. Ta đã từ chối giải phẫu đoạn chi mà các nhà phẫu thuật đề nghị, lúc đó hãy còn kịp, khi tiến triển của bệnh có thể được ngăn chặn. Ta đã lầm. Cô nhìn thấy ta rồi đấy... không thể tự chống đỡ được nữa, tràn ngập những cơn sốt và cơn đau mà mấy vị ngự y buộc cho ta. Ta, một người thích ăn ngày xưa, giờ ta nhìn thức ăn mà chán ngán. Khó khăn lắm ta mới nuốt được vài muỗng nước dùng. Súp bánh mì và nước quả đông lạnh, mà ta khoái khẩu chỉ mới cách đây hai ngày, giờ làm ta buồn nôn. Ta sắp đi, ta biết thế. Đừng buồn nữa, công chúa của ta. Lúc sắp chết, ta lại tò mò hơn là sợ. Ta nóng lòng muốn khám phá những gì sẽ diễn ra sau đó... Cô có tin vào Thiên đường không, Marion?
- Con tin Thiên đường, thưa Ngài Ngự, dù chẳng ai biết nó giống cái gì.
- Một điều chắc chắn, chẳng liên quan gì với Trời cả... Một khi ta đã nhắm mắt lìa đời, các nhà phẫu thuật sẽ mổ tử thi ta ra. Đó là truyền thống. Xác của ta sẽ được chuyển về Saint-Denis, trong đại thánh đường nơi những tổ tiên đầy dũng khí của ta đã đến trước. Nhưng chắc cô không phải không biết những tập tục khác, và đúng là về vấn đề này ta mới cho gọi cô. Trái tim ta sẽ được ướp và ta đã ra lệnh đặt nó bên cạnh trái tim của Louis XIII, cha ta, trong khu thánh tích ở nhà thờ Saint-Louis-des-Jésuites[7] ở Paris, đường Saint-Antoine.
[7] Thánh Louis của Dòng Tên - ND.
Trước sự ngạc nhiên cao độ của tôi, đôi mắt của ngài bỗng sáng lên.
- Cách đây vài năm, - ngài nói thêm với giọng chắc khỏe hơn, - ta đã tặng cô một cuốn sách thu được từ “vụ án Thuốc Độc”. Cuốn mà cô đòi ta cho sau khi bắt giữ mụ Voisin.
- “Phương pháp và cách sử dụng thuật ướp xác người quá vãng”. Nó là của mụ phù thủy Voisin. Con còn nhớ ngày ngài tặng con cuốn sách, thưa Bệ hạ. Con vẫn còn giữ cuốn sách đó.
- Cô có nghiên cứu nó không, như ta đã khuyến khích cô làm.
- Thưa Bệ hạ, có.
- Tốt lắm!
- Con đã...
- Đừng nói thêm nữa, người ta có thể nghe thấy. Lại gần đây và nghe ta nói cẩn thận, ta sẽ nói nhỏ vào tai cô điều mà ta trông đợi ở cô. Công việc cuối cùng mà cô có thể làm cho ta...
Rất may là tôi vững vàng hơn vẻ ngoài rất nhiều. Cuộc đời đã dạy tôi, đôi khi thật đau đớn, là phải thích nghi với mọi thứ. Hoàng thượng đã lầm trên một điểm: nếu tôi nhạy cảm, thì không vì vậy mà tôi yếu đuối. Hoặc, ít nhất, tôi đã hết yếu đuối. Thế mà, sáng hôm ấy, tôi phải cần đến sự vững chãi để khỏi sụp xuống, khi nghe những lời của hoàng thượng.
- Marion, ta sẽ gọi thư ký của ta đến để đọc thêm một điều khoản mà ta muốn có trong di chúc. Ta đã quyết định rồi. Cô đã từng phục vụ hoàng hậu và sau khi bà mất, cô đã trở thành người làm nước hoa cho ta. Với danh vị đó, ta giao cho cô việc ướp trái tim ta, khi đến lúc. Cô nhắm mình có thể làm không?
Sự xúc động làm tôi mất lời.
Trong một hơi thở, tôi nghe mình trả lời:
- Vâng, con làm được, thưa Bệ hạ.
CHƯƠNG 5
- Con gái ạ, đây là một phát hiện thật đặc biệt! Chúng ta có tấm biển đ hũ cốt đựng trái tim của một ông vua, và cuốn nhật ký của người đã tiến hành việc ướp nó. Cha thấy điều này là một điềm báo. Chúng ta có một cuộc điều tra cần thực hiện, một nhiệm vụ phải hoàn thành. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ bị xáo trộn, tin cha đi! Bởi vì từ giờ, chúng ta phải khôi phục lại câu chuyện của tấm biển và khám phá xem hũ cốt và trái tim đã lưu lạc ở đâu!
- Cha muốn làm gì với chúng khi chúng ta tìm được?
- Trả di vật đó về cho hoàng gia, gia đình của nó.
- Còn tấm biển? - Amélie hỏi tới.
Ông Schunck do dự một lúc rồi trả lời:
- Sự trung thực đòi hỏi ta phải trả lại nó luôn. Nhưng sao cha vẫn rất muốn giữ nó! Cha chưa biết quyết định sao.
- Cha cứ suy nghĩ về chuyện đó đi. Trong khi chờ đợi, cha để con kể cha nghe những gì con biết thêm trong cuốn nhật ký, những sự kiện xảy ra sau cái chết của nhà vua.
Làm tung tóe lên một chùm tàn lửa, bà Madeleine bỏ thêm củi vào lò sưởi. Ngọn lửa bắt đầu yếu đi rồi bùng lên mạnh mẽ.
Gương mặt được lửa rọi sáng tuyệt đẹp, Amélie co mình lại trong chiếc ghế bành và kể lại những gì cô đã đọc:
- Ngay sau chuyến viếng thăm của Marion, ngày 28 tháng Tám năm 1715, vua Louis XIV không còn biết gì nữa. Ông không tìm lại được tinh thần và mất ngày 1 tháng Chín lúc tám giờ mười lăm phút sáng. Marion túc trực bên giường cùng các vị ngự y. Suốt ngày hôm đó, các ông hoàng, các sĩ quan và triều thần diễu hành qua căn phòng để tỏ lòng tôn kính lần cuối cùng vị vua vĩ đại. Sau đó, theo đúng truyền thống, các nhà phẫu thuật thực hiện công việc của mình: họ tiến hành mổ xác. Marion đã chứng kiến cái cảnh tượng rùng rợn đó, nhưng, với sự ngạc nhiên cao độ, cô hiểu rằng theo dự kiến thì cô không được tham gia vào đó. Rõ ràng là, đức vua đã không còn đủ sức lực và thời gian để sửa đổi chúc thư. Giống như đối với những vị vua khác của Pháp, nội tạng và trái tim được tách khỏi cơ thể, và đem đi ướp. Sau đó họ để chúng vào hai hũ cốt khác nhau. Hũ thứ nhất được đóng lại cùng lúc với quan tài... Cha ơi, cha có đoán được những gì xảy ra ngay sau đó không?
- Cha không biết, nhưng con sẽ nói cha biết ngay b phải không, con gái yêu của cha.
- Không, con sẽ không nói thêm gì nữa. Con thích để Marion tự nói cơ.
Amélie mở cuốn vở ra.
- Cha hãy đọc đoạn cuối này đi.
***
Tôi nhìn trái tim của vua Louis, Người Vĩ Đại. Trái tim cách đây bảy mươi năm đã đập rộn ràng vì mẹ tôi. Lúc này, tôi bị một tình cảm kính trọng sâu xa xâm chiếm mình.
Tôi có một cảm giác không thể diễn tả được.
Đôi mắt tôi đẫm lệ.
Tôi xin người thợ có nhiệm vụ niêm nắp hũ cốt ra ngoài chốc lát để tôi có thể tĩnh tâm.
Khi còn một mình, tôi tháo dây ruy băng cột quanh cổ ra. Từ bao năm nay, ngoài ba ngày bị giam trong sào huyệt của mụ Voisin, chiếc mề đay của mẹ Marie chưa bao giờ rời khỏi tôi.
Nhẹ nhàng, bằng đầu ngón tay, tôi tháo chiếc mề đay đạo ra khỏi mảnh vải bao trái tim của nhà vua rồi thay chiếc mề đay của tôi vào.
Tôi chỉ cần cào nhẹ vào cửa là người thợ lại xuất hiện. Ông bắt tay vào việc ngay lập tức, gấp gáp cho xong công việc của mình.
Hũ cốt đựng nội tạng được đem đến nhà thờ Notre-Dame ở Paris còn xác thì đem đến đại thánh đường Saint-Denis.
Về phần chiếc hũ cốt đựng trái tim, như đức vua mong muốn, được đem đến nhà thờ Saint-Louis của Dòng Tên trên đường Saint-Antoine.
Nó sẽ ở đó cho đến muôn đời, tuân theo truyền thống của các vị vua nước Pháp.
Tôi cảm thấy hạnh phúc và yên lòng. Tôi đã làm những gì mà tôi cho là đúng. Như vậy, nhờ chiếc mề đay nhỏ đó, trái tim của Đức Vua-Mặt Trời sẽ mãi mãi được an ủi đến vĩnh hằng bằng hồi ức của mẹ Marie, tình yêu thơ dại của ngài.***
- Cha là người muốn tìm lại trái tim của vua Louis XIV, thì bây giờ cha đã có một dấu vết cho phép cha nhận biết nó. Đó chính là chiếc mề đay!
- Con đừng quên là những trái tim được ướp đã trải qua thời Cách Mạng. Có thể chúng đã bị phá hủy và chỉ còn lại những tấm biển, vì chúng bằng đồng, do đó có thể buôn bán. Mà dù trái tim có thoát khỏi sự cướp phá cuồng loạn đã xâm chiếm hành vi của công chúng lúc đó, chiếc mề đay ấy cũng có thể đã bị lấy cắp. Chắc nó phải bằng vàng. Và trong trường hợp này, làm sao chúng ta có thể nhận biết được trái tim của nhà vua?
Ông Schunck thở dài.
- Cứ cho là chúng ta biết tìm nó ở đâu đi - ông nói thêm, vẻ chán chường.
- Con có ý này! - Amélie reo lên.
Nhướng cặp lông mày, cha cô nhìn cô với vẻ dò hỏi.
- Ông họa sĩ! - Cô thốt lên. - Cái ông Saint-Martin mà cha đã làm quen ở buổi bán đấu giá đó! Cha nói ông ấy là bạn thân nhất của chủ nhân những tấm biển. Chắc ông ấy phải biết gì đó chứ!
- Con nói đúng. Ông ta cảm mến cha vì cha đã nẫng tay trên hoàng gia một tấm biển đồng. Ngoài ra ông ta còn hào phóng muốn vẽ tặng cha một bức chân dung. Nhưng cái lão này tính nết kỳ quặc lắm! Liên quan đến vụ mấy trái tim, chắc gì lão ta đã chịu hé môi. Trừ phi... nếu cha chịu tặng lão một chai rượu ngon! Cha đoán qua gương mặt đỏ từng mảng của lão cộng với hơi thở nặng mùi thì loại quà cáp này sẽ khiến lão quan tâm đấy.
- Cha biết xưởng vẽ của ông ấy ở đâu không? - Amélie hỏi.
- Đương nhiên là biết, con yêu ạ! Một nghệ sĩ sẽ không có lời đề nghị như vậy nếu không chỉ rõ nơi người ta có thể tìm anh ta. Ông ta có nhà ở đường Montparnasse.
Gương mặt ông Philippe-Henry sáng bừng lên một nụ cười.
- Con yêu ạ, chính chân dung của con chứ không phải của cha mà lão Saint-Martin sẽ vẽ. Chúng ta sẽ đến thăm lão ngay ngày mai">
CHƯƠNG 6
Saint-Martin đặt lên bàn chai rượu mà ông Schunck vừa tặng rồi lại gần Amélie.
- Cô quay mặt về hướng cửa sổ để tôi nhìn cô rõ hơn! - Ông nói trong lúc ném về phía cô một cái nhìn dò xét. - Cọ vẽ của tôi quen thể hiện những phong cảnh đồng quê, những ngôi làng và những con vật nông trại. Nhưng tôi cũng thường cho mình được ngoại lệ để thực hiện những bức chân dung. Và vẽ chân dung của cô, trong sự rạng rỡ của tuổi mười sáu, sẽ là một vinh dự và hạnh phúc bao la. Để làm vừa lòng cô, tôi sẽ vận dụng hàng kho tàng khéo léo. Tôi sẽ để hết con tim tôi vào đó!
Câu cuối cùng vừa từ miệng ông họa sĩ thốt ra đúng là một cơ hội bằng vàng! Đó chính là cánh cửa rộng mở ra vấn đề đang khiến Philippe-Henry băn khoăn, nên ông lao vào đó một cách sung sướng.
- Liên quan đến trái tim, ông bạn ạ, tôi tự hỏi không biết có nên hoàn trả hoàng gia tấm biển đồng mà tôi mua được hôm qua ở phiên đấu giá không.
- Bảo hoàng đến chân tơ kẽ tóc, đó là con người của ông! - Saint-Martin giận dữ - Không, ông không được làm điều đó! Chắc ông đùa!
- Đùa thôi! Ông lo à, đúng không? - Tôi thú nhận. Thật ra thì tôi nghiêng về phía mua thêm những tấm biển khác hơn là rời xa tấm biển này!
- Vậy thì chúng ta phải mừng điều đó! - ông nghệ sĩ tuyên bố.
Ông ta tiến về chiếc tủ búp phê hai tầng, mở cánh cửa kiếng bên trên và lấy ra ba cái ly có chân mà ông chùi bằng một cái giẻ lau có độ sạch đáng nghi ngại.
Amélie nheo mũi kinh tởm.
- Chúng ít khi được dùng tới, - ông họa sĩ bộc bạch. - Tôi chỉ lôi chúng ra vào những dịp nào đó và hôm nay là một dịp hết sức đặc biệt!>
Nói rồi ông ta vồ lấy chai rượu và ném một cái nhìn đồng lõa về phía ông Schunck.
- Rượu Chambertin! Loại rượu ưa thích của Hoàng đế[8]! Quý ông đây chinh phục tôi bằng tình cảm rồi.
[8] Ý nhân vật ở đây muốn nhắc tới Napoléon - ND.
- Tuy thế mà... - ông Schunck bắt đầu câu chuyện, trong lúc Saint-Martin đổ đầy những cái ly - chuyện về những trái tim vua chúa kích thích sự tò mò của tôi. Bằng cách nào Radel, ông bạn kiến trúc sư của ông, có được những tấm biển đồng đó?
Ông họa sĩ cạn ly một hơi.
- Cái này, ái chà! Hoàng đế quả có một sở thích rất tuyệt! - ông reo lên - Rượu chambertin là một loại rượu tiên!
Rồi ông ta tự phục vụ một ly nữa và cũng uống hết nhanh như ly đầu.
Tôi chẳng hề muốn nói về chuyện diễn ra trong cuộc cách mạng - sau cùng ông cũng thốt lên - Điều đó khiến tôi nhớ lại những khoảnh khắc không vui mà tôi đang cố quên đi. Nếu các vị vua Pháp dính máu trên tay, thì những người cách mạng cũng bị văng máu đầy người! Họ đã làm những việc tàn bạo vô bổ. Cuộc đấu tranh nhằm đưa nước Pháp qua một kỷ nguyên mới không cần thiết phải có nhiều bạo lực như vậy. Việc xâm hại nhà thờ, mồ mả và những thánh tích chẳng hạn, chỉ để thỏa mãn cái nhu cầu được trả thù của họ. Phải thấy ở đó quyết tâm muốn xóa hết những dấu vết cuối cùng của chế độ vương quyền. Xóa sạch mọi thứ. Không có gì để có thể gọi là nuôi dưỡng một ý thức hệ nào đó. Trong khoảng thời gian đầy biến động này thì sự giận dữ của người dân và của những nhà lãnh đạo mới đã lên đến đỉnh điểm, và nó được thể hiện với một sự tàn nhẫn khủng khiếp. Ôi! Tốt nhất là tôi không nên nghĩ đến đó nữa. Tôi xấu hổ vì đã tham gia vào nỗi ô nhục như vậy.
Amélie biết ngay là cha mình có lý. Ông Saint-Martin sẽ không nói ra một cách dễ dàng.
Cô gái trẻ nhìn ông ta nốc thêm hai ly rượu nữagạc nhiên, cô thấy cha nháy mắt với mình, trong lúc rót thêm cho ông nghệ sĩ một ly.
- Vậy chứ ông đã là thủ phạm của sự quậy phá kinh khủng nào thế? - ông Schunck hỏi.
- Ông nên nhớ là tôi chưa hề chặt đầu ai hết! Không. Tôi chỉ được hưởng một số ưu đãi nào đó. Tôi tiếp tay cho một số dàn xếp nho nhỏ giữa bạn bè với nhau.
- Ông muốn nói đến ông bạn Radel của ông à?
- Đúng là như vậy.
- Phải chăng ông đã tham gia vào việc cướp bóc lăng mộ hoàng gia cùng với việc nẫng nhẹ những hòm thánh tích của nhà thờ?
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian